Nhận biết bệnh chân tay miệng qua các dấu hiệu nào?

Cứ vào đầu tháng 3 cuối tháng 5 và đầu tháng 8 cuối tháng, bệnh chân tay miệng lại bùng phát. Căn bệnh này rất dễ bị nhiễm và bùng thành dịch nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng

Sốt là triệu chứng sớm nhất của trẻ khi bị bệnh. Có thể chia bệnh thành 3 giai đoạn chính với các biểu hiện:

Giai đoạn ủ bệnh: Người mắc mầm bệnh chưa có biểu hiện gì, thường diễn ra trong khoảng từ 3-6 ngày.

Giai đoạn khởi phát: Lúc này đã xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh:

  • Cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Khô miệng, đau rát cổ họng.
  • Tuyến nước bọt tiết nhiều hơn.
  • Lười ăn, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát: Xuất hiện những triệu chứng điển hình (sau 1-2 ngày khởi phát bệnh).

Trên lòng bàn tay, bàn chân nổi các bọng nước to cỡ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục. Khi quan sát bạn có thể nhìn thấy của chúng rất điển hình, mọc lồi hoặc ẩn dưới da, sờ có cảm giác cộm, không đau, không ngứa.

Miệng: có những bọng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi của trẻ, rất dễ vỡ tạo thành vết loét khiến trẻ rất đau khi ăn.

Mông: nổi các mụn lở, rộp da.

Biểu hiện toàn thân: Bệnh chân tay miệng có thể gây ra các cơn co giật do sốt cao, ảnh hưởng đến tri giác người bệnh.

Ngoài ra, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, sẽ có thêm những triệu chứng khác. Có những người vừa có bóng nước và hồng ban, thậm chí có người chỉ xuất hiện hồng ban hoặc loét miệng.

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, sau quá trình chăm sóc tại nhà từ 7-10 ngày là bệnh có thể khỏi. 

Đối với trường hợp bệnh nặng, sốt cao trên 39 độ C liên tục có kèm theo câc triệu chứng nôn ói, co giật, tay chân run rẩy,...cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Mặc dù sau khi khỏi bệnh, cơ thể đã sinh ra loại kháng thể miễn dịch với chủng virus gây bệnh chân tay miệng nhưng trẻ có thể bị mắc lại nhiều lần với những lần khác bởi những chủng virus khác.

Bệnh chân tay miệng lây truyền qua con đường nào?

Virus gây ra bệnh chân tay miệng có khả năng lan truyền nhanh chóng truyền trực tiếp từ người sang người thông qua dịch từ vết bỏng, nước bọt của trẻ bị nhiễm bệnh.

Ngay từ giai đoạn ủ bệnh, người mắc đã có thể phát tán mầm bệnh cho những người xung quanh. Đặc biệt, mầm bệnh có thể tồn tại trong phân và nước bọt của bệnh nhân trong vài tuần nên có thể lây cho người khác nếu chẳng may họ chạm vào. Dưới đây là các con đường lây truyền bệnh:

  • Lây trực tiếp qua tiếp xúc với người bệnh, qua nước bọt, phân, bọng nước.
  • Lây gián tiếp qua các vật dụng, đồ chơi mà trẻ mắc bệnh dùng hoặc bàn tay của người chăm trẻ.

Nguy cơ lây lan và nhiễm bệnh rất lớn và dễ bùng thành dịch đặc biệt ở những trường học do các bé thường sinh hoạt và học tập chung. Nếu không phát hiện và ngăn ngừa sớm thì từ 1 bé có thể truyền bệnh cho nhiều bé khác. 

Làm gì khi bé bị chân tay miệng?

Hiện nay, bệnh chân tay miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn điều trị triệu chứng và nâng cao thể trạng của người bệnh là chính:

Sát trùng niêm mạc miệng bằng nước muối sinh lí, kamistad.

Sử dụng thuốc hạ sốt và giảm đau nếu bé sốt cao và đau nhức.

Làm sạch và bảo vệ da khỏi bị bội nhiễm vi khuẩn. Cho trẻ tắm bằng các nước lá có tính kháng khuẩn nhẹ như lá chè, lá trầu không,...

Vết bỏng loét ở miệng khiến trẻ đau nên rất biếng ăn. Do đó, các mẹ nên cho bé ăn các thức ăn lỏng dễ tiêu như súp, sữa và cháo loãng,....

Cách phòng bệnh chân tay miệng

Giữ bàn tay luôn sạch sẽ là bước đầu giảm nguy cơ nhiễm và lây lan dịch bệnh. Vì vậy, hãy thực hiện rửa tay hằng ngày khi đôi tay bẩn (sau khi đi vệ sinh, đổ rác, chạm vào dụng cụ nơi công cộng,....). Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cần thực hiện rửa tay hằng ngày nhằm đảm bảo nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: nấu kỹ chín thức ăn, không nên cho trẻ ăn những đồ tươi sống. Nhiều bà mẹ hay có thói quen mớm cơm cho trẻ. Điều này thực sự cần nên loại bỏ vì có thể vô tình bạn đưa vi khuẩn trong khoang miệng của mẹ vào bé.

Vệ sinh, tiệt trùng các đồ chơi dụng cụ của trẻ em.

Đảm bảo nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bị bệnh, cần cách ly trẻ tại nhà để tránh lây lan cho bạn học và những người xung quanh.

Trẻ em có hệ miễn dịch kém rất dễ bị bệnh đặc biệt là bệnh về đường hô hấp, da và đường tiêu hóa,...Các mẹ nhớ chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và cập nhật thêm kiến thức để chăm sóc con phát triển tốt nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh