Rửa tay đúng chuẩn 6 bước theo khuyến cáo của Bộ y tế

Dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, rửa tay chính là cách bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng tránh khỏi những căn bệnh truyền nhiễm. Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới WHO cho thấy chỉ với thao tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền vi khuẩn. 

Tại sao cần rửa tay?

Một đôi bàn tay bẩn có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như covid 19, bệnh đường hô hấp, chân tay miệng, tiêu chảy,...Đôi bàn tay hằng ngày phải tiếp xúc, cầm nắm rất nhiều đồ vật. Trong những đồ vật đó, có thể có chứa những vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của con người mà chúng ta không hề hay biết. Thông qua đôi bàn tay, chúng ta có thể vô tình gây bệnh cho chính bản thân mình khi đưa tay lên mắt mũi miệng hoặc truyền bệnh cho những người xung quanh thông qua những cái bắt tay. Vì vậy, việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là điều rất cần thiết để ngăn chặn con đường xâm nhập vào cơ thể. Bộ y tế khuyến cáo người dân nên rửa tay bằng xà bông với nước sạch để ngăn ngừa vi khuẩn. Tuy nhiên khi đến nơi công cộng, không có sẵn nước sạch, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa cồn như Gel rửa tay Sieusat Nano bạc.

Bàn tay bẩn

Quy trình rửa tay đúng cách 

Bước 1: Cần làm ướt 2 lòng bàn tay với nước sạch, lấy một lượng xà phòng nhất định cho vào lòng bàn tay để tạo bọt.

Bước 2: Tiếp theo dùng lòng một bàn tay (trái hoặc phải) chà sạch lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay còn lại. Thao tác ngược lại với bàn tay kia.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay với nhau rồi miết mạnh các kẽ ngón tay bên trong để làm sạch hết mọi góc gách trong lòng bàn tay.

Bước 4: Làm sạch mặt ngoài của ngón tay và đầu móng tay bằng cách xoay xoay chúng lên lòng bàn tay còn lại.

Bước 5: Sử dụng 1 bàn tay nắm lấy ngón cái của bàn tay còn lại xoay xoay để làm sạch. Tiến hành thao tác ngược lại với ngón tay cái bên kia

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của tay phải vào lòng bàn tay trái và ngược lại. Rửa sạch tay với nước sạch sau đó làm khô tay.

Quy trình 6 bước rửa tay theo Bộ y tế

Quy trình thao tác khi sử dụng gel rửa tay khô cũng tiến hành tương tự trừ bước làm ướt tay nước sạch và sau khi dùng gel rửa tay thì để tay khô tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước. Bởi vì nếu làm ướt tay bằng nước sạch có thể làm giảm nồng độ cồn, giảm khả năng kháng khuẩn của sản phẩm.

Thời điểm nào cần rửa tay?

Để ngăn ngừa lây nhiễm Covid- 19 và các bệnh truyền nhiễm khác, mọi người nên rửa tay khi:

Trở về từ nơi công cộng: Công cộng là nơi tập trung đông người tiếp xúc với nhiều đối tượng và phải cầm nắm nhiều đồ vật chung. Điều này làm tăng nguy cơ tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nhất.

Trước và sau khi ăn: Hầu họng là con đường vi khuẩn, virus dễ xâm nhập từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Khi ăn, vi khuẩn trên tay có thể bám trên đũa, thức ăn rồi xâm nhập vào trong cơ thể qua miệng. Vì vậy, cần đảm bảo đôi tay luôn sạch sẽ để hạn chế tình trạng này.

Sau khi đi vệ sinh: Nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh bám trên nhiều bề mặt nên rửa tay sau khi đi vệ sinh là điều cần thiết.

Ngoài ra, sau mỗi lần ho, hắt hơi, xì mũi, chạm vào người bệnh hoặc vật nuôi trong nhà, vứt rác thải,...chúng ta cũng nên rửa tay thật sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn, vi rút.

Rửa tay như thế nào là tốt nhất?

Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là cách loại bỏ vi khuẩn tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh bất lợi, không có sẵn xà phòng hoặc nước thì bạn có thể mang theo dung dịch sát khuẩn có chứa cồn để làm sạch. Một trong những sản phẩm bạn có thể ưu tiên lựa chọn đó chính là Gel rửa tay Sieusat Nano bạc vừa có khả năng kháng khuẩn cao lại tiện lợi mang theo sử dụng. Không những thế, sản phẩm được bào chế dưới dạng gel và bổ sung thêm glycerin giúp da tay luôn mềm mại mà không bị khô rát.

Gel rửa tay Sieusat Nano Bạc

Hãy rửa tay bất cứ lúc nào thấy tay bẩn để tránh nhiễm bệnh và lây lan bệnh dịch. Để đảm bảo có thể tiêu diệt được tối đa vi khuẩn, bạn hãy thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn rửa tay đúng cách của Bộ y tế.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh