Đừng để 4 loại vi khuẩn bám trên da tay gây bệnh cho bạn

Bàn tay là nơi thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều vật dụng nên tiềm ẩn nhiều loại vi khuẩn nguy hại bám trên đôi ta. Một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm tại Mỹ - Tasha Sturm đã công bố bức ảnh miếng gel chứa các loại vi khuẩn bám trên đôi bàn tay của con trai cô sau khi đi chơi về. Tasha Sturm nhận định có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau bám trên đôi bàn tay, trong đó có những lợi khuẩn nhưng cũng có tiềm tàng rất nhiều loại vi khuẩn có hại. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 5 loại vi khuẩn thường gây bệnh qua đôi bàn tay.

Vi khuẩn bám trên da tay

1. Salmonella

Salmonella spp. là vi khuẩn hình que kỵ khí gram âm, là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường ruột ở cả người và động vật. Loại vi khuẩn này được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh ngộ độc thực phẩm. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh thương hàn. 

Vi khuẩn Salmonella

Những người bị nhiễm khuẩn salmonella sẽ có những dấu hiệu đặc trưng về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, nôn mửa, co thắt dạ dày,..Ngoài ra còn có thể gây sốt, đau đầu, cơ thể thiếu nước, mất dịch. 

Chúng được tìm thấy ở trong trứng gà sống, thịt gia cầm chưa nấu chín,...chỉ cần Salmonella ngụ trú trên đôi bàn tay là bạn ăn chúng bất cứ lúc nào. Loại vi khuẩn này vẫn tồn tại được trong môi trường đông lạnh, nhưng mức độ tăng trưởng sẽ bị kìm hãm. Chúng bị tiêu diệt nhanh chóng trong môi trường axit và ở nhiệt độ cao. 

Khi bảo quản thực phẩm, đặc biệt là trứng gà, bạn nên bảo quản lạnh. Để hạn chế ngộ độc thực phẩm do Salmonella, bạn nên ăn chín uống sôi, chế biến thực phẩm với nhiệt độ tối thiểu 75 độ C trong thời gian ít nhất 10 phút. Đặc biệt, sau khi chế biến thức ăn hoặc khi chạm vào thịt động vật tươi sống, bạn cũng cần phải rửa tay sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn. 

2. Escherichia coli

Escherichia coli hay còn có tên viết tắt là E.coli là loại vi khuẩn tồn tại trong đường tiêu hóa của con người và động vật. Loại vi khuẩn này lần đầu tiên được tìm thấy vào năm 1885 khi Theodor Escherich điều trị và nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em. 

Vi khuẩn Escherichia Coli

E.coli đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa và kích thích miễn dịch nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Khi nhiễm khuẩn E.coli người bệnh thường bị tiêu chảy, nôn mửa, một số ít có thể bị nhiễm khuẩn huyết. 

E.coli truyền bệnh như thế nào? E.coli tồn tại trong đại tràng của người và động vật, một phần sẽ theo chất thải đi ra ngoài bám vào rau xanh, nguồn nước. Do đó, đường truyền bệnh của chúng chính là phân - tay - miệng. Một trong cách phòng nhiễm khuẩn E.coli được khuyến cáo đó chính là rửa tay thật sạch sẽ trước khi ăn. 

3. Tụ cầu vàng

Tụ cầu vàng có tên khoa học là Staphylococcus aureus, tồn tại nhiều trong môi trường sống của chúng ta, là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh ngộ độc thực phẩm. Đồng thời cũng là tác nhân gây ra các chứng mụn viêm, nhọt, nặng hơn là bệnh nhiễm khuẩn huyết.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus

Một trong những nguyên nhân gây bệnh đó chính là thông qua đôi bàn tay tiếp xúc với thực phẩm nhiễm khuẩn chưa được vệ sinh sạch sẽ đã đưa lên mặt gây mụn hoặc cầm nắm thức ăn đưa vào miệng cũng là nguyên nhân gây ra chứng ngộ độc thực phẩm. 

Loại vi khuẩn này bền với nhiệt rất khó tiêu diệt kể cả khi đun ở nhiệt độ sôi 100 độ C. Muốn khử hết hoàn toàn độc tố của chúng phải đun sôi liên tục ít nhất 2 tiếng. 

Để đảm bảo nguy cơ nhiễm phải tụ cầu vàng, người dân cần tuân thủ ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ trước, trong và sau khi ăn.

4. Vi khuẩn Listeria

Listeria là một trong những loại vi khuẩn bám trên da tay do tiếp xúc với đất, nguồn nước, thực phẩm như sữa tươi chưa tiệt trùng, thịt nguội, rau củ quả. Trong môi trường lạnh ở nhiệt độ từ -1 đến 4 độ C, loại vi khuẩn này vẫn có thể phát triển được. Nhiều người cứ lầm tưởng, vi khuẩn không thể tồn tại được trong môi trường lạnh nhưng thực chất là chúng chỉ bị kìm hãm lại thôi. 

Vi khuẩn Listeria

Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai là những đối tượng dễ bị vi khuẩn Listeria tấn công gây ra các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Khi chúng xâm nhập sâu vào bên trong đi vào máu và não thì có thể gây ra nhiễm trùng huyết, thậm chí là viêm màng não. Trong trường hợp này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Loại vi khuẩn này dù tồn tại được trong môi trường nhiệt độ thấp nhưng dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 100 độ C. Hãy thường xuyên dọn dẹp tủ lạnh, rửa tay và dụng cụ nấu ăn trước và sau khi chế biến thức ăn.

Đôi bàn tay là nơi tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy để bảo vệ sức khỏe bản thân và những thành viên trong gia đình hãy thực hiện biện pháp ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh