Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Tính đến tháng 11 năm 2021, cả nước có 56 vụ ngộ độc thực phẩm với 1526 người bị và 5 người tử vong. Đây thực sự là con số không đáng có nếu mỗi người dân, mỗi chủ cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đúng cách. Vậy làm sao nhận biết được các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để có thể chữa trị kịp thời.

Cách nhận biết người bệnh bị ngộ độc thực phẩm

Tiêu chảy có thể là dấu hiệu nhận biết rằng bạn đang bị ngộ độc thực phẩm nhưng không phải lúc nào cũng vậy bởi vì tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi rơi vào những tình huống sau thì mới có thể nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm.

Có dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa khi vừa mới ăn xong.

Có từ 2 người trở lên có dấu hiệu như nhau sau khi cùng sử dụng một loại thức ăn, đồ uống nào đó, còn những người không ăn lại không có biểu hiện gì.

Khi quan sát thức ăn, thấy có dấu hiệu bị ôi thiu, mùi lạ, xuất hiện giun sán. 

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể:

- Do thực phẩm nhiễm vi sinh vật và nội độc tố của chúng tiết ra gây ra những biểu hiện chính về đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khát nước,...

- Do thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại: triệu chứng bệnh không chỉ dừng lại ở đường tiêu hóa mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch gây đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh.

- Do bản thân loại thực phẩm này vốn đã có độc tố nhưng không được sơ chế kỹ lưỡng khiến cơ thể bị nhiễm độc như cá nóc, cóc,...

Ngộ độc thực phẩm còn tiến triển mạnh hơn ở những người vốn đã có tiền sử về bệnh tiêu hóa hoặc bị nhiễm trùng. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm:

Tác động đến hệ thần kinh: rối loạn thị lực, nhìn mờ, liệt cơ, co giật, đau đầu, chóng mặt, khó nói hoặc bị ngọng.

Ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim: gây hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, khó thở.

Khi đi ngoài, trong phân có chứa lẫn máu và dịch nhầy, tiểu ít.

 Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể bị mất nước và điện giải, cơ suy nhược gây mệt mỏi, vắt kiệt cơ thể về cả thể chất lẫn tinh thần. Khi bị ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng cấp tính diễn ra nhanh chóng có thể chỉ sau vài phút hay vài giờ, lâu hơn có thể kéo dài trong vòng 1 đến 2 ngày. trường hợp nặng cũng có thể gây nguy hại đến tính mạng. Vậy có cách nào để phòng tránh và chữa trị ngộ độc thực phẩm không?

Hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi thấy những người xung quanh có biểu hiện nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm, điều cần làm ngay trong lúc này là giữ một thái độ bình tĩnh và thực hiện các bước sơ cứu sau:

Xử trí ngộ độc thực phẩm

Gây nôn: Để hạn chế tối đa lượng độc tố trong thức ăn ngấm vào cơ thể bạn cần thực hiện các biện pháp kích thích người bệnh nôn ra chất độc. Có thể sử dụng cây đũa cả hoặc ngón tay đã rửa sạch đặt vào lưỡi của người bệnh để kích thích gây nôn, nôn được càng nhiều thức ăn ra khỏi đường tiêu hóa thì càng tốt. Trong trường hợp hôn mê, không nên thực hiện biện pháp này vì có thể gây sặc, ngạt thở.

Tiếp theo, hãy cho bệnh nhân uống thật nhiều nước và chất điện giải để bù lại lượng dịch đã mất.

Các bước sơ cứu trên chỉ giúp làm giảm một lượng độc tố vào bên trong cơ thể, giảm sự nguy kịch đến tính mạng người bệnh. Hãy gọi ngay cho 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. 

Bên cạnh đó, hãy giữ lại mẫu vật thức ăn nghi nhiễm độc, để có thể xác định được nguyên nhân gây ngộ độc chính xác nhất.

Biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Giảm thiểu nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh trong các khâu sau đây:

Lựa chọn thực phẩm:

Lựa chọn những thực phẩm tươi sống, đảm bảo chất lượng. Đối với thức ăn chế biến sẵn cần có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn nguyên tem và nhãn mác.

Không sử dụng những thức ăn lạ khi chưa biết rõ công năng hoặc thức ăn có độc tố như khoai tây mọc mầm, nấm lạ,...

Bảo quản thức ăn:

Thường xuyên lau dọn tủ lạnh và bảo quản thức ăn với nhiệt độ thích hợp.

Không nên dùng thức ăn khi để ngoài quá 2 tiếng vì lúc này có thể vi khuẩn đã xâm nhập và phát triển sản sinh ra độc tố,

Chế biến thức ăn:

Thực hiện biện pháp ăn chín, uống sôi để đảm bảo có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhiều nhất có thể. 

Khử trùng, tiệt khuẩn dụng cụ làm bếp và rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn đặc biệt là những đồ ăn tươi sống. 

Trong điều kiện eo hẹp không có nguồn nước hoặc nước sạch, bạn có thể mang theo bên mình 1 lọ gel rửa tay Sieusat nano bạc để có thể giảm thiểu nguy cơ vi khuẩn bám trên đôi bàn tay. 

Hy vọng bài viết trên cung cấp được nhiều thông tin hữu ích về dấu hiệu nhận biết, cách xử trí và phòng ngừa bệnh ngộ độc thực phẩm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh