Sai lầm khiến việc rửa tay trở nên vô hại

Rửa tay là việc cần thiết để loại bỏ vi khuẩn nhưng nếu rửa không đúng cách có thể khiến bàn tay bạn dễ nhiễm vi khuẩn hơn. Vậy nên, hãy lưu ý không mắc phải những sai lầm dưới đây để đảm bảo đôi tay bạn luôn sạch sẽ.

Chỉ rửa tay sau khi đi toilet

Hầu hết, người dân Việt Nam thường chỉ có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh mà chưa ý thức được đôi bàn tay cũng cần được làm sạch ở nhiều thời điểm khác. Bất kể khi nào bạn chạm vào một vật dụng gì đó, đặc biệt là những đồ dùng ở nơi công cộng như nút bấm thang máy, vịn cầu thang, tay nắm cửa, cây ATM đều có thể ẩn chứa một lượng vi khuẩn khổng lồ ẩn chứa mà mắt thường to không thể thấy được. Đây có thể là nguồn lây bệnh phổ biến mà nhiều người dân chưa ý thức được. Vì vậy, để làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và lây truyền bệnh tật, bạn nên rửa tay của mình ở một số thời điểm sau:

Rửa tay sau khi đi ho, hắt hơi để tránh truyền mầm bệnh cho người khác.

Rửa tay sau khi đi vệ sinh, quét dọn nhà cửa, đổ rác.

Rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật vì chúng có thể là vật chủ trung gian truyền bệnh.

Rửa tay trước, trong, sau khi ăn và chế biến thức ăn.

Bảo vệ sức khỏe của trẻ bằng cách rửa sạch tay trước khi cho trẻ ăn, bế bồng, chăm sóc trẻ đang ốm.

Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân.

Đặc biệt, khi thấy đôi tay bẩn bạn nên làm sạch chúng ngay.

Tiếp xúc với các bề mặt ngay sau khi rửa tay

Bạn cứ nghĩ rửa tay xong có thể chạm vào bất kỳ đồ vật nào thì cũng không gây nhiễm khuẩn. Nhưng bạn sẽ phải bất ngờ khi thấy số liệu thống kê được nhiên cứu vào năm 2011 cho thấy, có đến 9% vòi nước toilet dương tính với vi khuẩn coliform, 27% vòi nước có chứa nấm mốc và 5% là chứa tụ cầu khuẩn. Điều này cho thấy, các đồ vật xung quanh chúng ta cũng chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt chúng rất dễ sinh sôi và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Khi vừa rửa tay xong, việc bạn chạm tay vào đồ vật khác có thể gây nhiễm bẩn, đó là lí do giải thích vì sao, việc rửa tay của bạn trở lên vô nghĩa, Vậy nên, sau khi rửa tay, bạn hãy lấy khăn giấy để tắt vòi nước và mở cửa nhà vệ sinh để giữ đôi tay sạch nhất có thể.

Rửa tay không đủ thời gian

Theo nghiên cứu mới đay nhất của trường Đại học Michigan cho thấy có đến 95% rửa tay không đủ thời gian tối thiểu cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn. Hầu hết, mọi người đều tiến hành rửa tay một cách nhanh chóng khoảng 5-10 giây. Trong khi đó thời gian tối thiểu để loại bỏ vi khuẩn khi tiến hành rửa tay là 20 giây. Không những thế, còn có một số lượng người nhất định không thực hiện thao tác rửa tay sau khi đi vệ sinh. Chính thói quen này, khiến bạn bị mắc bệnh mặc dù bạn có rửa tay nhiều lần đi chăng nữa. 

Không rửa sạch mọi ngóc ngách của tay 

Thông thường, phần kẽ ngón tay, móng tay là nơi mà nhiều người bỏ quên mất trong quá trình rửa tay mà không biết nơi này lại chứa nhiều vi khuẩn nhất. Nếu bạn chỉ tiến hành thoa xà phòng giữa 2 lòng bàn tay rồi rửa với nước sạch thì thực chất đôi bàn tay đó vẫn bẩn. Thói quen này rất nhiều người mắc phải bởi vì, mọi người chủ yếu chỉ chú trọng đến việc làm sạch phần trung tâm mà không chú ý đến các khu vực khác trên bàn tay. Trong khi đó, vi khuẩn lại rất thích trú ngụ ở những nơi khó rửa nhất như kẽ và móng tay. Do đó, khi rửa tay, bạn nên dành nhiều thời gian để làm sạch các khu vực này hơn.

Không làm khô tay

Môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển. Nếu bạn rửa tay xong mà vẫn giữ đôi tay bị ướt thì bạn rất dễ bị nhiễm vi khuẩn ở những bề mặt gần nhất bạn tiếp xúc sau khi rửa tay. Vì vậy, hãy làm khô tay bằng khăn giấy hoặc máy thổi khô sau khi rửa tay.

Không xả sạch bánh xà phòng trước mỗi lần sử dụng

Bánh xà phòng là một trong những sản phẩm được nhiều người sử dụng bởi vừa có khả năng kháng khuẩn mà giá thành lại tương đối hợp lý, phù hợp với túi tiền của mọi người dân. Tuy nhiên, trên bề mặt bánh xà phòng có một lớp nhờn - nơi trú ngụ ưa thích của các loại vi khuẩn. Để lâu sẽ thấy màu sắc bánh xà phòng có sự thay đổi, phân thành 2 màu riêng biệt. Do đó, đối với những ai rửa bằng bánh xà phòng nhớ lưu ý rửa sạch bánh trước để loại bỏ lớp vi khuẩn bám trên bề mặt bánh rồi mới tiến hành rửa tay. Để hạn chế, vi khuẩn xâm nhập, bạn cũng nên cất giữ bánh xà phòng ở nơi khô ráo hoặc làm khô chúng sau những lần sử dụng.

Xà phòng có diệt khuẩn tốt hơn xà phòng thường

Quan  niệm, xà phòng diệt khuẩn có khả năng tiêu diệt tốt hơn xà phòng thông thường chưa hẳn đã đúng. Hiện nay, rất có ít nghiên cứu chứng minh điều đó. Trên thực tế có thể nhận thấy, các chế phẩm diệt khuẩn ở các dạng bào chế (dung dịch, gel, bánh xà phòng,...) có chứa thành phần triclosan đã bị thu hồi. Bởi vì, các nhà sản xuất chưa chứng minh được mức độ an toàn của triclosan đối với làn da của người sử dụng. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng triclosan có thể làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh.

Chỉ dùng nước rửa tay nhanh

Nước rửa tay có ưu điểm là làm sạch nhanh đôi tay khi bạn ở những nơi cộng cộng, không có nguồn nước sạch. Nhưng chúng không thể loại bỏ hoàn toàn được vi khuẩn cũng như các hóa chất độc hại bằng với việc rửa tay bằng xà phòng. 
Ngoài ra, việc sử dụng nước rửa tay không đúng cách như rửa tay khi vẫn còn ướt hoặc sử dụng không đủ lượng dung dịch cần thiết để tiêu diệt vi khuẩn cũng làm giảm khả năng làm sạch đôi tay của sản phẩm. Sử dụng nước rửa tay khi đi ra ngoài, đến nơi công cộng là rất cần thiết để bảo vệ đôi tay tạm thời. Để giữ đôi tay sạch sẽ, bạn cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh