Có nên sử dụng cồn để sát khuẩn tay không?

Đầu tháng 12 năm 2019, thành phố Vũ Hán của Trung Quốc đã bị một loại virus có tên là Corona tấn công gây ra căn bệnh viêm đường hô hấp cấp khiến cả thành phố phải phong tỏa và nhiều người thiệt mạng. Đặc biệt, căn bệnh này lại lây lan nhanh chóng và trở thành đại dịch trên toàn thế giới. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, một trong những biện pháp để ngăn ngừa lây lan bệnh dịch đó là rửa tay sạch sẽ. Và sự phát triển của nhiều nước rửa tay có chứa cồn từ đó cũng được ra đời nhằm phục vụ nhu cầu rửa tay mọi lúc của mọi người dân ở mọi nơi. Vậy thực hư của việc sử dụng cồn để rửa tay sát khuẩn là như thế nào?

Tại sao cồn lại có khả năng sát khuẩn?

Cồn có tên hóa học là ethanol, có khả năng làm đông vón protein của vi khuẩn do thẩm thấu qua lớp màng tế bào của vi khuẩn. Cồn ở 75 độ được đánh giá là có khả năng sát trùng cao nhất. Còn nếu độ cồn lớn hơn 75 vẫn có khả năng sát trùng nhưng tốc độ bay hơi cồn quá nhanh, không đủ thời gian để thâm nhập sâu vào bên trong vi khuẩn nên không gây chết tuyệt đối. Bên cạnh đó, cồn trên 75 độ có thể làm đông vón lớp protein trên bề mặt da người, gây sót. Còn nồng độ cồn dưới 70 độ thì hiệu quả sát trùng kém. Do đó, độ cồn thích hợp để sử dụng sát khuẩn tay thường từ 70 đến 75 độ.

Sát khuẩn tay bằng cồn trong nhiêu giây là đủ?

Khi sử dụng gel rửa tay có chứa cồn hoặc cồn 70 để sát khuẩn khuẩn tay, bạn cần thực hiện xoa đều tất cả các vị trí từ mu bàn tay đến ké ngón tay trong vòng ít nhất 30 giây. Sau khoảng 3 đến 4 phút các vi khuẩn bám trên da tay sẽ bị bất hoạt. Lưu ý khi sử dụng gel rửa tay khô, cần đảm bảo bàn tay không bị ướt. Bởi vì nếu bàn tay bạn vẫn còn đang ướt có thể  có thể khiến nồng độ cồn bị pha loãng, làm giảm hiệu lực sát khuẩn của sản phẩm. 

Thời gian rửa tay là yếu tố quyết định đến khả năng diệt khuẩn của sản phẩm. Do đó cần đảm bảo đủ thời gian theo quy định, và sát khuẩn mọi ngóc ngách của đôi tay.

Hướng dẫn thao tác rửa tay bằng dung dịch chứa cồn


Dung dịch có chứa cồn sẽ phát huy khả năng sát khuẩn đôi tay nếu bạn thực hiện theo các bước chỉ dẫn của chúng tôi:

Bước 1: Cho vào lòng bàn tay khoảng 3 đến 5 ml dung dịch rửa tay. Thông thường các nhà sản xuất sẽ thiết kế vòi bơm định lượng sao cho mỗi lần lấy là được một lượng vừa đủ cho một lần rửa tay.

Bước 2: Chà 2 lòng bàn tay vào với nhau, tiếp đến là dùng lòng bàn tay này chà lên mu bàn tay khác và ngược lại. Thời gian thực hiện thao tác này là trong khoảng 15-20 giây.

Bước 3: Hai lòng bàn tay lồng vào nhau rồi miết mạnh các đầu ngón tay và kẽ ngón tay. Tiếp tục tiến hành đặt lòng bàn tay này lên mu bàn tay kia rồi chà sát các đầu ngón tay với nhau.

Bước 4: Làm sạch đầu móng tay bằng cách chụm các đầu ngón tay lại chà sát vào lòng bàn tay của tay còn lại. Thao tác lặp lại với bên còn lại

Sau khi hoàn thành đủ các bước trên nếu thấy dung dịch chưa khô tiến hành lặp lại theo các bước từ 2 đến 4.

Trên thực tế, các loại nước rửa tay chứa các thành phần chủ yếu là ethanol, benzalkonium chloride, sodium lactate, nước,...nếu rửa tay nhiều lần sẽ làm khô da tay. Để giữ nguyên tính sát khuẩn và bảo vệ đôi tay, Công ty Cổ phần liên kết thiết bị y tế Melinka kết hợp cùng với Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương đã cho ra đời Gel rửa tay nano bạc. Sản phẩm không những tăng cường đặc tính kháng khuẩn bởi có thêm thành phần nano bạc mà còn vẫn giữ được đôi tay mềm mại bởi bổ sung glycerin. Việc tiêu diệt vi khuẩn bám trên đôi tay là rất quan trọng nhưng việc giữ đôi tay luôn mềm mại, đặc biệt là chị em phụ nữ là điều cũng rất cần thiết. 

Đồng thời, Bộ y tế cũng khuyến cáo người dân không nên lựa chọn những loại nước rửa tay nhanh không rõ nguồn gốc xuất xứ và chưa được kiểm định rõ ràng. Do đó, Gel rửa tay Sieusat nano bạc là lựa chọn hoàn hảo đối với mọi gia đình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Lời khuyên rửa tay mùa Covid cho những người có làn da nhạy cảm

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh