Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh

Chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm, bùng phát đỉnh điểm vào khoảng tiết thời mùa hè nhất là tháng 4-5 và tháng 10-12. Căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ nhỏ làm cho bé ngứa ngáy, khó chịu quấy khóc khiến các bậc làm cha, làm mẹ phiền lòng. Bài viết dưới đây sẽ trang bị kiến thức các bậc phụ huynh cách phòng ngừa và điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh.

Tìm hiểu về bệnh chân tay miệng

Nguyên nhân gây bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là những vết ban đỏ mọng nước có ở tay, chân và bên trong miệng trẻ. Căn bệnh này chủ yếu là do nhóm virus đường ruột gây ra, đặc trưng là do virus Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Đối với loại virus Coxsackie A16 bệnh thường tiến triển nhẹ, ít gây ảnh hưởng đến thần kinh và thuyên sau vài ngày điều trị. Ngược lại nếu bệnh chân tay miệng lại do virus Enterovirus typ 71 gây ra thì trẻ sơ sinh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.

Con đường lây lan bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng rất dễ bùng phát và lây lan thành dịch, đặc biệt là ở những trường học, khu vui chơi cho trẻ em. 

Con đường lây truyền bệnh chính là từ người sang người thông qua:

  • Việc tiếp xúc với dịch từ vết loét bỏng nước.
  • Nước bọt, dịch nhầy bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
  • Tiếp xúc với phân người bị bệnh.

Do đó việc đảm bảo một đôi tay thật sạch sẽ cũng là một bước ngăn ngừa bị bệnh và lây lan.

Dấu hiệu nhận biết bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng rõ ràng và dễ phát hiện nhất chính là những vết phồng rộp trên da của trẻ, đặc biệt là ở các vị trí chân, tay và trong khoang miệng. Dấu hiệu sốt, đau họng có thể xuất hiện trước khi các vết ban đỏ nổi lên. Dưới đây là những đặc điểm các bậc phụ huynh có thể nhận diện bệnh chân tay miệng:

Miệng: Xuất hiện những vết ban đỏ có bọng nước màu vàng xám, viền đỏ mọc trên lưỡi và niêm mạc miệng. Mụn loét sưng đau, khi nhai nuốt thấy khó chịu nên bế rất lười ăn.

Chân và tay: có nhiều các vết ban đỏ mọc khắp bàn tay, bàn chân và kẽ ngón tay ngón chân gây ra tình trạng ngứa khó chịu.

Các vết ban đỏ này nếu bị vỡ, dịch bên trong chảy ra ngoài làm lây lan sang các vùng khác. Do đó, để tránh lây lan hạn chế để bé gãi ngứa.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị chân tay miệng

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu lạ và bắt đầu xuất hiện các vết ban ở vùng tay chân, hãy cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế để có thể chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày. Trong thời gian bé bị bệnh, các mẹ có thể chăm sóc trẻ trong các trường hợp cụ thể dưới đây:

Đối với trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức có thể bị đau khi bú hoặc uống. Lúc này, các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày với tần suất dày hơn. Đồng thời, các mẹ vẫn có thể cho trẻ bú bình thường vì mụn nước ở trong miệng trẻ không ảnh hưởng hoặc lây lan qua núm vú. Đối với trẻ uống sữa ngoài nên cho trẻ uống thêm nước để trôi cặn sữa bám trên lưỡi gây viêm.

Trẻ ăn dặm: Bố mẹ nên cho con ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp và các thực phẩm đã được nghiền nhỏ. Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có tính axit, cay nóng vì có thể làm tăng cơn đau miệng. 

Sử dụng gel bôi giảm đau: mục đích là làm dịu nhẹ các cơn đau do mụn nước gây ra nhưng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước dùng cho trẻ. 

Tắm cho trẻ nên thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tránh cọ xát mạnh gây đau và vỡ bóng nước ra ngoài làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm dễ lây lan trong cộng đồng. Do đó, các mẹ cần có những biện pháp để chủ động phòng tránh cho con em mình:

Giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt không chỉ cho trẻ mà ngay cả bản thân các bậc cha mẹ cùng cần phải thực hiện điều đó để tránh lây lan.

Lau dọn và khử khuẩn sàn nhà, các vật dụng và đồ chơi của trẻ.

Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với những người bị nghi nhiễm hoặc có đau hiệu mắc bệnh.

Khi con trẻ bị bệnh hãy cách ly con tại nhà để tránh lây cho những bạn học xung quanh và tiến hành điều trị ngay để bệnh mau khỏi.

Đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực hiện biện pháp ăn chín, uống sôi.

Mớm cơm cho con trẻ là thói quen vô cùng xấu mà vẫn còn tồn tại vì điều này có thể vô tình đưa vi khuẩn từ miệng người lớn vào trẻ con. Do đó, cần phải loại bỏ thói quen xấu này. Đồng thời, dạy trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ và không được mút tay. 

Tuân thủ các biện pháp phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và lan truyền bệnh chân tay miệng ra ngoài cộng đồng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy