Ngộ độc thực phẩm bao lâu thì khỏi?

Ngộ độc thực phẩm gây ra những chứng rối loạn về tiêu hóa, vặt kiệt về cả thể chất và tinh thần của người bệnh. Thời gian chữa khỏi bệnh chỉ có con số ước lượng chứ không thể phỏng đoán chính xác được bởi vì còn tùy thuộc vào lứa tuổi và sức khỏe của từng người. 

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Ngộ độc thực phẩm được định nghĩa theo Luật an toàn thực phẩm là tình trạng bệnh lý do hấp thụ thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chứa chất độc hại. Bệnh gây ra các rối loạn về đường tiêu hóa với các triệu chứng phổ biến là tiêu chảy, nôn mửa,...Một số ít tác động đến hệ thần kinh, tim mạch gây nguy hại đến sức khỏe của con người.

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Sau khi ăn phải các thức ăn ô nhiễm, có chứa độc tố, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Sốt nhẹ, đau đầu.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Khi bệnh trở nặng, khi đi tiểu thấy có máu, cơ thể sốt cao trên 39 độ C, miệng khô, mất nước trầm trọng, đi tiểu khó.

Ngộ độc cấp diễn ra nhanh chóng chỉ tầm 1 - 2 giờ hoặc một vài ngày người bệnh đó có biểu hiện bệnh. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám. Một dấu hiệu có thể chắc chắn rằng bạn đang bị ngộ độc thực phẩm khi có thêm ít nhất 1 người nữa cũng có triệu chứng tương tự giống bạn do ăn cùng một loại thức ăn.

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân gây ra như nhiễm độc hóa chất, do vi sinh vật hay bản thân thực phẩm đã có sẵn độc tố nhưng không được chế biến kỹ. Nhưng nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu vẫn là do vi sinh vật.

Vi khuẩn: Xung quanh môi trường sống của chúng ta tồn tại rất nhiều loại vi khuẩn cả có lợi và có hại. Chính vì thế, không có gì phải ngạc nhiên khi loài vật này lại chiếm phần lớn nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Một số loài vi khuẩn tiêu biểu phải kể đến như: 

- Vi khuẩn E.coli: tồn tại trong ruột của con người và động vật, và được thải qua phân bám vào rau cỏ và nguồn nước.

- Vi khuẩn Salmonella: có nhiều trong trứng và thịt gà. 

- Vi khuẩn Listeria monocytogenes tồn tại nhiều trong rau sống, thịt, sữa chưa tiệt trùng và đặc biệt chúng còn tại được trong môi trường lạnh từ  -1 đến 4 độ C.

Ngoài ra còn nhiều loại vi khuẩn gây ra bệnh đường tiêu hóa khác phải kể đến như: Clostridium perfringens, Campylobacter jejuni,...

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

- Vi rút: Không chỉ có vi khuẩn mà vi rút cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Virus Norwalk mỗi năm gây ra hơn 19 triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm - một con số thực sự đáng báo động. Một số loại khác cũng gây ngộ độc nhưng hiếm khi xảy ra hơn như Sapovirus, rotavirus và astrovirus. Một điểm cần lưu ý là virus viêm gan A có thể lây truyền qua thực phẩm.

- Ký sinh trùng: mặc dù không phải nguyên nhân phổ biến gây ra chứng ngộ độc thực phẩm nhưng lại có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm. Toxoplasmosis là loại ký sinh trùng thường gặp nhất trong các trường hợp ngộ độc. Chúng có thể tồn tại trong đường tiêu hóa của người nhiều năm, đặc biệt gây hại cho phụ nữ có thai và những người có sức đề kháng yếu.

Đối tượng nào có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra đối với mọi người nhưng đối tượng dễ mắc và có triệu chứng nặng hơn cả là:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chưa hoàn thiện về đường tiêu hóa và hệ miễn dịch còn yếu.
  • Phụ nữ có thai.
  • Người già: chức năng của cơ quan nội tạng suy giảm.
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm (AIDs) hoặc mắc bệnh mãn tính (tiểu đường, suy gan).

Bị ngộ độc thực phẩm bao lâu thì chữa khỏi?

Ngộ độc thực phẩm có thể điều trị tại nhà và sau khoảng 3 - 5 ngày bệnh sẽ khỏi đối với trường hợp nhẹ.  Điều cần làm đầu tiên sau khi biết mình ngộ độc đó chính là làm giảm và đào thải lượng độc tố ra bên ngoài cơ thể bằng biện pháp gây nôn. Đặc biệt, sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cơ thể mất rất nhiều nước và chất điện giải. Chính vì vậy, điều cần thiết bạn phải làm đó chính là bù lại nước lượng đã mất, uống oresol và nước trái cây để bổ sung chất khoáng và vitamin. Bên cạnh đó, cần tránh sử dụng các đồ uống có cồn, cafein vì có thể làm tăng kích thích nhịp tim, kích ứng đường tiêu hóa. 

Đối với trường hợp nặng, cần phải được đến bệnh viện để bác sĩ có những biện pháp điều trị thích hợp. 

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn nạn nhức nhối, khó kiểm soát nếu chúng ta không biết rõ nguồn gốc và xuất xứ của sản phẩm. Hàng năm, vẫn có hàng trăm ca xử hành chính các cơ sở không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, chỉ chúng ta mới là người bảo vệ sức khỏe của mình.

Lựa chọn thực phẩm tươi sống

Lựa chọn thực phẩm tươi sống, rõ nguồn gốc và xuất xứ.

Thực hiện phương pháp ăn chín, uống sôi để đảm bảo có thể tiêu diệt được các vi sinh vật tồn tại trong thức ăn sống.

Hạn chế ăn đồ đóng hộp hoặc chế biến sẵn.

Hãy đảm bảo rằng đôi tay bạn luôn sạch sẽ trước khi chế biến và ăn thức ăn.

Bên trên là những biện pháp phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, hãy chia sẻ bài viết với người thân và những người xung quanh để bảo vệ sức khỏe của mình được tốt nhất nhé. 


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh