Rửa tay: Công việc nhỏ - Lợi ích to

Theo PGS.TS. Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế), có đến 80% các căn bệnh hiện nay liên quan đến nguồn nước và ý thức vệ sinh cá nhân của người dân. Việc rửa tay tưởng chỉ là chuyện nhỏ nhưng lại mang nhiều lợi ích to lớn trong việc phòng chống các căn bệnh lây lan truyền nhiễm.

Tại sao cần phải rửa tay?

Thời gian gần đây, dịch bệnh Covid-19 vẫn còn khá phức tạp, số ca mắc cộng đồng vẫn tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Điều này, vẫn còn dấy lên nhiều lo ngại trong cộng đồng. Virus corona truyền bệnh chủ yếu qua con đường hô hấp thông qua các giọt bắn khi hắt hơi và xì mũi. Nhưng đôi bàn tay lại chính là tác nhân lây truyền bệnh chính. Bởi vì khi ho, chúng ta có thói quen đưa tay che miệng, khiến giọt bắn có virus bám vào lòng bàn tay. Trong quá trình giao tiếp, việc bắt tay, cầm nắm đồ vật sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền bệnh. Do đó, thao tác rửa tay là điều rất quan trọng
Ngoài các căn bệnh nguy hiểm Covid 19, còn rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác trong đó không thể không kể đó chính là bệnh chân tay miệng. Căn bệnh này gặp chủ yếu ở  trẻ em và chưa có phương thuốc điều trị đặc hiệu. Nếu điều trị không đúng cách còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh. Đặc biệt căn bệnh này rất dễ lây lan. Theo các chuyên gia khuyến cáo, việc vệ sinh cá nhân, đặc biển là rửa tay bằng xà phòng có tác dụng to lớn trong việc phòng ngừa bệnh chân tay miệng. 
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng rửa tay với xà phòng sẽ giúp giảm 47% nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy và 30% các căn bệnh viêm đường hô hấp. Chỉ với việc làm đơn giản này đã có thể giúp ngăn chặn được các bệnh nguy hiểm lây lan trong cộng đồng như dịch tiêu chảy cấp, dịch cúm gia cầm, dịch tay-chân-miệng... Thói quen rửa tay là một việc làm rất tốt nhưng trong cộng đồng thói quen này chưa được phổ biến đặc biệt ở những nơi kém phát triển. Theo ước tính, chỉ có 10-15% dân số rửa tay bằng xà phòng trong vòng 4 năm trước nhưng hiện nay trong thời buổi dịch covid hoành hành, ý thức về bảo vệ đôi tay sạch sẽ bằng cách rửa tay bằng xà phòng hoặc các gel sát khuẩn tăng cao.

Những lỗi mắc sai lầm trong quá trình rửa tay

Mặc dù ý thức được nâng cao nhưng thao tác rửa tay vẫn chưa thực sự chuẩn xác nên vi khuẩn vẫn bám nhiều trên bàn tay. Dưới đây là một số sai lầm thường mắc phải trong quá trình rửa tay như sau:
Rửa tay không đủ lượng xà phòng, không đủ thời gian. Nhiều người chỉ rửa tay qua loa hoặc rửa tay cho có. Lượng xà phòng quá ít sẽ không đủ tiêu diệt hết các vi khuẩn có hại. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, cần rửa tay khoảng thời gian 20-30s mới có thể tiêu diệt hết được vi khuẩn. 

Không rửa ở kẽ, móng và mu bàn tay: Hầu như, mọi người sẽ đổ xà phòng vào lòng bàn tay, xát nhẹ nhàng rồi rửa lại bằng nước sạch mà quên mất cần phải làm sạch ở mu bàn tay cũng như các kẽ và móng tay. Trong khi đó, các khu vực này lại là nơi chứa nhiều vi khuẩn có hại nhất, việc bỏ qua không làm sạch các khu vực này là sai lầm nghiêm trọng.

Chỉ rửa tay sau khi đi vệ sinh: Rửa tay sau khi đi vệ sinh thôi là chưa đủ, bởi vì còn rất nhiều thời điểm khác cũng cần phải làm sạch để loại bỏ vi khuẩn. Đôi bàn tay của bạn có thể nhiễm phải vi khuẩn khi chạm vào các vật dụng ở nơi công cộng như nút thang máy, tay nắm cửa,...Vì vậy, cần phải rửa tay nhiều lần trong ngày, đặc biệt sau khi chạm vào những đồ vật ở nơi công cộng.
Không làm khô tay hoàn toàn: Trong môi trường ẩm ướt, vi khuẩn rất dễ sinh sôi nảy nở. Nếu bạn không làm khô hoàn toàn, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ dễ bám vào da tay và phát triển hơn. 
Ngoài ra, còn một số sai lầm nghiêm trọng khác khiến việc rửa tay của bạn trở lên vô nghĩa như chạm vào các bề mặt khác ngay sau khi vừa rửa tay hoặc chỉ dùng nước rửa tay nhanh mà không rửa lại bằng xà phòng và nước sạch.

Theo khuyến cáo của Bộ y tế, việc rửa tay bằng xà phòng thôi là chưa đủ mà phải rửa tay đúng cách theo quy trình 6 bước của Bộ y tế  đề ra thì mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Việc làm này tưởng chừng là nhỏ nhưng lại mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn và những người xung quanh. Do đó, hãy thực hiện thói quen này hằng ngày để giảm nguy cơ lây nhiễm và mắc các căn bệnh truyền nhiễm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh