Các căn bệnh tiềm ẩn ở đôi bàn tay bẩn

Theo ước tính, cứ 1cm2 da có chứa đến khoảng 40.000 vi khuẩn bám trên da tay mà chúng ta không quan sát được bằng mắt thường. Thậm chí, con số này có thể cao hơn khi tồn tại ở các khe, kẽ móng của đôi bàn tay. Thói quen đưa đôi bàn tay bám đầy vi khuẩn lên mũi miệng, hoặc cầm trực tiếp thức ăn khi chưa rửa là yếu tố nguy cơ gây ra các căn bệnh truyền nhiễm. Vậy, một đôi bàn tay bẩn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc các căn bệnh nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm do vi rút đường ruột gây ra, điển hình và vi rút Coxsackie A16. Loại vi rút này sống cư ngụ trong đường tiêu hóa, có con đường truyền bệnh là từ người sang người thông qua quá trình tiếp xúc với dịch tiết hầu họng và dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh.Khi xâm nhập vào cơ thể, các loại vi rút này sẽ tấn công vào niêm mạc miệng và da gây ra các vết tổn thương trong khoang miệng, trên bàn tay và bàn chân. Bệnh có khả năng lây lan nhanh thông qua đường tiêu hóa và hô hấp nên dễ bùng phát thành dịch lớn. 

Bệnh chân tay miệng

Con đường nhiễm bệnh có thể là do:

  • Tiếp xúc với dịch tiết mũi hoặc họng.
  • Tiếp xúc với dịch chảy bên trong của mụn nước.
  • Bị dính các giọt bắn khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.
  • Tiếp xúc với các vật trung gian có chứa mầm bệnh như đồ chơi, tay nắm cửa rồi vô tình đưa tay lên mũi, miệng

Vì vậy, cần có những biện pháp phòng tránh kịp thời để làm giảm tình trạng lây nhiễm.

2. Bệnh Covid 19

Covid 19 là căn bệnh đang được toàn thế giới đặc biệt quan tâm với tốc độ lây lan nhanh đến chóng mặt và tàn phá nhiều đến sức khỏe của mọi người trong cộng đồng. Loài vi rút gây ra căn bệnh quái gở khiến cả thế giới lao đao không ai khác đó chính là vi rút Sars-Cov 2. Loại vi rút này tồn tại trong các giọt bắn của người bị bệnh và có thể tồn tại trên các vật dụng khác trong 2-3 tiếng đồng hồ thậm chí còn kéo dài đến vài ngày. Trong khi đó, hằng ngày đôi bàn tay của chúng ta lại tiếp xúc với nhiều vật thể nên có chứa rất nhiều loại vi khuẩn. Nếu không chịu khó vệ sinh tay sạch sẽ thì đây chính là nguồn lây bệnh chủ yếu đối với người dân. Thói quen đưa bàn tay lên sờ mũi, dụi mắt đã góp phần làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. Vậy nên, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, chúng tôi khuyên bạn nên vệ sinh các vật thể và rửa tay thật sạch sẽ theo đúng hướng dẫn của Bộ y tế.

3. Bệnh viêm gan A

Theo khảo sát dịch tễ cho thấy, ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém tỷ lệ người dân bị bệnh viêm gan A chiếm con hơn so với các nơi có điều kiện vệ sinh tốt. Khác với viêm gan B, viêm gan A không lây qua đường máu mà chủ yếu thông qua con đường phân - miệng. Đối với các vùng nông thôn, điều kiện kinh tế thấp, nhà vệ sinh tự hoại, nhiều nơi vẫn còn phóng uế bừa gây ô nhiễm môi trường xung quanh, phát tán mầm bệnh rộng rãi. Căn bệnh này lan rộng do thói quen không rửa tay và sử dụng đôi bàn tay bẩn này cầm nắm thức ăn cho vào miệng. 

4. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng nôn mửa, đau bụng dữ dội do ăn phải thức ăn có chứa độc tố của vi khuẩn, vi rút sản sinh ra. Bệnh có thể là do ăn phải thức ăn bị hư hỏng để lâu ngày hoặc chưa được chế biến kỹ nên không đủ thời gian tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Hoặc cũng có thể là do ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn từ tay bẩn, đặc biệt là ở những nơi có thói quen ăn bằng tay. Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể có những biểu hiện: đau bụng dữ dội, nôn mửa, tiêu chảy, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khát nước. Điều cần làm lúc này là cho bệnh nhân uống nhiều nước và chất điện giải để bù đi lượng đã mất.

5. Bệnh do Rhinovirus

Virus  Rhinovirus là nguyên nhân gây ra bệnh cảm lạnh thông thường và các bệnh viêm đường hô hấp khác. Có 2 con đường lây bệnh chính đó là:

  • Lây trực tiếp từ người sang người thông qua các hạt nhỏ bắn ra từ đường hô hấp khi người bệnh ho hoặc hắt xì
  • Lây gián tiếp qua việc bắt tay, hoặc cầm nắm những vật thể đã bị nhiễm vi rút. 

Tương tự như vậy, nếu bạn không rửa tay sau khi che mũi miệng khi ho, hắt hơi có thể bạn sẽ truyền vi rút cho người khác khi họ bắt tay bạn.

Ngoài ra, theo các nghiên cứu cũng cho thấy nếu người dân có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh sẽ góp phần làm giảm đến 30% số ca mắc các bệnh về đường tiêu chảy. 

Như vậy, hãy vệ sinh tay thật sạch sẽ trong thời gian từ 15 -20 giây để loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa bệnh dịch và các bệnh truyền nhiễm khác bạn nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm và cách xử trí

Điểm danh 05 thời điểm vệ sinh tay thường quy

Phòng ngừa bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh